I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BSC (BALANCED SCORECARD)
1. BSC là gì?
BSC (Balanced Scorecard) – Thẻ điểm cân bằng là hệ thống quản lý giúp tổ chức xác định tầm nhìn và chiến lược từ đó chuyển thành hành động.
2. Các quan điểm về mô hình BSC (4 khía cạnh)
Về tài chính
Thước đo tài chính đo lường các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận… Các chỉ số của thẻ điểm cân bằng BSC này thường tốn nhiều thời gian để đo lường.
Về khách hàng
Sự thành công của doanh nghiệp phần lớn dựa vào mức độ hài lòng của khách hàng. Khi khách hàng hài lòng chắc chắn họ sẽ ủng hộ sản phẩm/dịch vụ, nhờ vậy mà doanh nghiệp thu về doanh thu và lợi nhuận cao.
Kinh doanh nội bộ
Nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện công việc. Từ đó, rút ra bài học và đề ra phương án xử lý giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Doanh nghiệp hoạt động tốt được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí nhỏ. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công việc.
Thước đo học tập và phát triển
Khả năng học hỏi và đổi mới của một doanh nghiệp là minh chứng cho việc tổ chức đó quan tâm tới chất lượng nguồn nhân sự, cách quản lý công việc và khả năng cải tiến liên tục và phát triển trong một môi trường năng động. Môi trường này có thể thay đổi hàng ngày do luật lệ và các quy định mới, các thay đổi về kinh tế hoặc sự cạnh tranh có sự gia tăng.
II. CÁC LỢI ÍCH CỦA BSC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
1. Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn
Với mô hình kinh doanh trong bản đồ chiến đồ sẽ giúp nhà quản lý suy nghĩ về mối quan hệ nguyên nhân, kết quả giữa các mục tiêu chiến lược khác nhau. Nghĩa là kết quả hoạt động cũng như các yếu tố thúc đẩy hoặc động lực chính là hiệu suất trong tương lai giúp tạo ra bức tranh toàn cảnh về chiến lược đó.
2. Liên kết tốt hơn với dự án và sáng kiến của tổ chức
BSC có vai trò giúp các tổ chức vạch ra các dự án, sáng kiến của họ cho các mục tiêu và chiến lược khác nhau. Do đó, giúp các dự án và sáng kiến đều có sự tập trung chặt chẽ vào việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược hiệu quả.
3. Cải thiện hệ số báo cáo
Đây là một lợi ích quan trọng của BSC vì có vai trò thiết kế báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Từ đó đảm bảo được việc quản lý báo cáo tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng và giúp các công ty giám sát việc thực hiện kế hoạch của họ.
4. Thông tin quản lý tốt hơn
Thẻ điểm cân bằng còn giúp các tổ chức đo lường được các chỉ số hoạt động chính cho các mục tiêu chiến lược khác nhau của họ. Điều này giúp đảm bảo các công ty đang đo lường những mục tiêu quan trọng nhất, BSC giúp tổ chức báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.
5. Liên kết tổ chức tốt hơn
BSC giúp các công ty điều chỉnh tốt hơn cơ cấu tổ chức của họ cùng với các mục tiêu, chiến lược. Muốn thực hiện tốt các kế hoạch, các tổ chức cần đảm bảo rằng các đơn vị kinh doanh và chức năng hỗ trợ đều đang làm việc và hướng tới một mục tiêu chung dễ dàng.
6. Điều chỉnh quy trình tốt hơn
Nếu doanh nghiệp bạn vẫn đang phải đau đầu về việc triển khai các quy trình thì BSC sẽ giúp tổ chức triển khai, điều chỉnh các quy trình tổ chức như: lập ngân sách, quản lý rủi ro và phân tích với các ưu tiên chiến lược hiệu quả. Từ đó, giúp tổ chức có thời gian tập trung vào chiến lược quản lý nhân sự, quản lý quy trình chuyên nghiệp.
III. ỨNG DỤNG BSC TRONG DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Kiểm tra chính xác các dữ liệu cần thiết
– Nên giới hạn từ 10 – 15 chiến lược để có thể tập trung vào các chiến lược của mình một cách tốt nhất.
– Chuẩn bị trước các câu hỏi về các yếu tố, mục tiêu trước khi cuộc họp diễn ra.
– Gửi tài liệu và trả lời các câu hỏi trước 1- 2 ngày tại các cuộc họp và nhắc nhở mọi người cần phải đọc và hiểu nó trước khi đến cuộc họp.
– Đưa ra các quyết định để đánh giá chiến lược cuộc họp, ghi chép lại những quyết định và yêu cầu mọi người thực hiện về những quyết định đã được đưa ra. Cùng với đó, theo dõi các mục hành động và các dấu mốc quan trọng của dự án.
Bước 2: Đo lường và đánh giá các mục tiêu
Để đo lường, đánh giá mục tiêu chính xác, bạn có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu với nhiều màu sắc khác nhau để đánh dấu các yếu tố mục tiêu. Ví dụ:
– Màu đỏ mang ý nghĩa là một thước đo mục tiêu cần được trợ giúp thêm hoặc một số nguồn lực bên ngoài được phân bổ để đưa mọi thứ đi đúng quỹ đạo của nó
– Màu hổ phách (hoặc màu vàng) có nghĩa là thước đo hoặc mục tiêu sắp đi đúng hướng hoặc có thể tự điều chỉnh.
– Màu xanh lá cây có nghĩa là mọi thứ đang đi đúng hướng, mục tiêu đã đưa ra.
Bước 3: Dựa vào KPI để đánh giá định kỳ các yếu tố mục tiêu
KPI (Key Performance Indicator) được đánh giá là một công cụ quản lý hiệu quả giúp bạn giao trách nhiệm cho nhân viên và là tiêu chí để đánh giá xem nhân viên đã làm theo đúng chiến lược đó chưa. Muốn việc đánh giá đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp nên áp dụng cả hai công cụ BSC và phần mềm đánh giá KPI. Tùy theo các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt KPI khác nhau. Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt việc và có hướng điều chỉnh hợp lý.
Bước 4: Kết nối các mục tiêu với nhau
Với những kế hoạch, chiến lược đã đề ra thì sử dụng BSC để đo lường chúng. Hiệu quả sẽ đạt được cao hơn nếu như chúng ta biết gắn mục tiêu vào đó. Vì thế mà các doanh nghiệp nên giao cho nhân viên các nhiệm vụ kèm theo KPI đạt được.
Trích từ:
– Nguồn MISA AMIS
– Tư liệu của Học viện quản lý PACE.