Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Nguyên Tắc SMART Trong Kinh Doanh

Bạn có bao giờ cảm thấy mình đang làm việc chăm chỉ, cống hiến hết mình nhưng công việc chẳng đi đến đâu? Có thể bạn sẽ thấy những kỹ năng và thành công của mình đạt được là rất ít, khi nhìn lại 5 hoặc 10 năm qua. Hoặc có lẽ bạn là người mới bắt đầu kinh doanh đang đấu tranh, tìm phương hướng để phát triển doanh nghiệp của mình trong vài năm tới.
Nhiều người dành cả cuộc đời để trôi dạt từ công việc kinh doanh này sang việc kinh doanh khác, hoặc lao vào cố gắng kinh doanh nhiều thứ cùng một lúc, nhưng không thành công, lợi nhuận mang lại rất ít. Để giải quyết vấn đề này bạn cần hiểu rõ và vận dụng được mục tiêu mô hình SMART trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé !

Mô hình SMART là gì?

Mô Hình SMART Là Gì? Xác Định Nguyên Tắc SMART Trong Kinh Doanh
Mô hình SMART

Mô hình SMART là mô hình để tạo lập mục tiêu cho doanh nghiệp, giúp xác định mục tiêu marketing phù hợp trong chiến lược kinh doanh vào từng giai đoạn cụ thể.

Nguyên tắc SMART gồm 5 yếu tố:

S = Specific: đơn giản, hợp lý, cụ thể

Mục tiêu của bạn phải rõ ràng và cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực hoặc cảm thấy thực sự có động lực để đạt được nó. Nên nhớ mục tiêu của bạn càng thu hẹp, bạn càng hiểu rõ các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Khi thực hiện xác định mục tiêu của bạn, hãy cố gắng trả lời 5 câu hỏi dưới đây để có thể xác định được mục tiêu khi kinh doanh:

Tính khả thi SMART
Xác định mục tiêu SMART
  • Tôi muốn đạt được điều gì?

  • Tại sao mục tiêu này nó lại quan trọng?

  • Những ai liên quan?

  • Nó được thực hiện ở đâu?

  • Những nguồn lực hoặc giới hạn nào có liên quan?

VD: Hãy tưởng tượng rằng bạn hiện là nhân viên marketing và bạn muốn trở thành giám đốc điều hành marketing. Một mục tiêu cụ thể có thể là, “Tôi muốn đạt được các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để trở thành người đứng đầu bộ phận marketing trong tổ chức của mình, để tôi có thể xây dựng sự nghiệp của mình và lãnh đạo một nhóm thành công.”

M = Measurable: Đo lường được

Bạn phải có những mục tiêu có thể đo lường được để có thể theo dõi tiến trình của mình và duy trì động lực để kinh doanh tốt hơn. Đánh giá tiến độ giúp bạn tập trung, hoàn thành thời đúng hạn và cảm thấy hứng thú khi tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu.

VD: Khi kinh doanh hoa tươi, mục tiêu của bạn là bán được 100 bó hoa tươi trong 1 tháng, vậy tối thiểu bạn phải bán được  3 đến 4 bó hoa mỗi ngày để đạt mục tiêu. Tính đo lường là cách dễ nhất cho bạn hiểu mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu theo các mốc thời gian mà mình đã đề ra.

A = Achievable: Tính thực tế, có thể đạt được

Tính khả thi trong SMART

Mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được để thành công. Bạn phải xem xét liệu mục tiêu đó là bây giờ có thể đạt được hay chưa, hoặc liệu bạn nên cần chuẩn bị gì thêm để đạt được mục tiêu này. Đưa ra một chiến lược tốt và đặt mục tiêu phù hợp mà bạn có thể hoàn thành trong một khung thời gian nhất định sẽ giúp bạn có động lực và sự tập trung bức phá, thách thức giới hạn và đạt đến thành công.

VD: Bạn có thể cần tự hỏi liệu việc đặt mục tiêu bán 600 bó hoa tươi trong 1 tháng có hợp lý hay không, dựa trên kinh nghiệm kinh doanh và tình hình kinh doanh hoa tươi tại cửa hàng của bạn. Bạn có đủ các nguồn lực cần thiết hay không? Cần phương pháp và chiến lược kinh doanh nào? Bạn và nhân viên liệu có đủ khả năng để làm điều đó?

R = Relevant: Tính liên quan

Mục tiêu của ban lãnh đạo đặt ra thì phải có liên quan phù hợp với tầm nhìn chung sự phát triển của doanh nghiệp, nó phải giải quyết được các vấn đề của các phòng ban khác đang gặp phải. Mục tiêu của từng cá nhân nhân viên thì phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực chức vụ đang làm, phù hợp với mục đích phát triển công ty.

VD: Ban lãnh đạo sẽ đặt mục tiêu mở rộng doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư tiền vào các phòng ban Marketing, Sale để đẩy mạnh doanh thu. Còn nhân viên bộ phận Sale sẽ đặt mục tiêu chốt được nhiều đơn hàng hơn để ngày càng phát triển công ty.

T = Time-Bound: Thời hạn đạt được mục tiêu

Thời hạn đạt được mục tiêu
Thời hạn đạt được mục tiêu

Mọi mục tiêu đều cần có kế hoạch, thời gian thực hiện và thời hạn hoàn thành, có thời hạn giúp bạn tập trung cố gắng dành thời gian để hướng tới mục tiêu đã đặt ra này. Thúc đẩy những công việc quan trọng sẽ hoàn thành tốt, đảm bảo đúng quy trình phát triển của doanh nghiệp.

VD: Trước khi ra mắt sản phẩm các phòng ban phải chuẩn bị thực các chiến dịch quảng bá, chọn địa điểm hội thảo, đảm bảo khách mời sẽ đến đông đủ ngày ra mắt sản phẩm. Các công việc này phải thực hiện xong trước để đảm bảo đúng với quy trình.

Ví dụ thực tế về các mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

Ví dụ thực tế về các mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

– Mục tiêu SMART: Tăng 10% người để lại email trên blog trong vòng 1 tháng.

– Tính cụ thể.: Tăng số lượng người đăng ký email bằng cách cài đặt pop up tải Ebook hữu ích trên blog.

– Đo lường được: Mục tiêu tăng 10% người đăng ký so với tháng trước.

– Tính khả thi: 2 tháng trước khi áp dụng chia sẻ tài liệu trên blog đã ghi nhận tỷ lệ người đăng ký tăng 7% chỉ trong 2 tuần.

– Tính thích hợp: Bằng cách sử dụng ebook thu hút người dùng truy cập, tải, chúng tôi đã tăng được lưu lượng truy cập website, gia tăng nhận diện thương hiệu, tăng uy tín và thu thập được số lượng lớn data chất lượng.

– Giới hạn thời gian: Trong vòng 1 tháng.

Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART

Sự khác nhau giữa mô hình OKR và Mục tiêu SMART

OKR và Mô hình SMART khác nhau, cụ thể:

Bản chất của OKR

OKR là Objective and Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt.  Đây là mô hình quản lý chiến lược được áp dụng tại nhiều công ty.

Mô hình OKR gồm hai yếu tố:

Mục tiêu: đại diện cho đích đến của nhân viên/công ty. Mục tiêu này cần rõ ràng, không bao gồm số đo lường cụ thể.

Kết quả then chốt: Có nhiều hơn một kết quả then chốt, xác định dựa trên đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Cách thức là yếu tố trong mô hình OKR, nó trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để tôi đi đến đích?”. Nó là các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.

Giống nhau

Sự giống và khác nhau OKR với SMART
So sánh OKR với SMART

Cả mô hình OKR và nguyên tắc SMART đều là mô hình quản trị mục tiêu, cùng hướng tới thành công đạt được của mục tiêu đó.

Mô hình OKR cũng hội tụ đủ những yếu tố giống như mô hình SMART, cụ thể:

– Đều có tính cụ thể trong việc xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng, kết quả.

– Đều có tính đo lường để đánh giá tiến độ. Các kết quả then chốt của mô hình OKR đều có các chỉ số đánh giá.

– Mô hình OKR giống mô hình SMART là dựa trên thời gian, nguồn lực để định mức tính khả thi cho doanh nghiệp.

– Mô hình OKR được sắp xếp theo thứ tự cao dần để đảm bảo đúng tiến độ phát triển, liên quan các hoạt động.

– Về mặt thời gian, OKR cũng đặt ra thời hạn nhất định, thường từ 1 quý – 1 năm tùy doanh nghiệp.

Khác biệt

Khác biệt giữa nguyên tắc SMART và Mô hình OKR là OKR có những mục tiêu được tạo theo từng tầng, thời gian kéo dài lâu hơn và đi cùng với tầm nhìn dài hạn của công ty.

Mô hình SMART thường dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho các cá nhân xác định mục tiêu cho chính mình. Như vậy, mô hình OKR phù hợp cho quản trị doanh nghiệp với mục tiêu và kết then chốt hơn, giúp cho dễ dàng thiết lập và theo dõi hoạt động toàn bộ các phòng ban, nhân sự.

 

Ứng dụng nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý nhân sự

Với lãnh đạo

Nguyên tắc SMART thường được ứng dụng trong nghệ thuật quản lý nhân sự với mục đích là giúp các nhà lãnh đạo tìm ra cách quản lý quỹ thời gian của nhân viên tốt nhất.

Trong từng ấy thời gian, theo ngày/tháng/năm, họ biết cách điều phối ra sao để tận dụng thời gian của nhân viên cho hiệu quả, phát huy tối đa năng lực của nhân viên.

Về phía người lãnh đạo, sau khi áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh họ sẽ xây dựng được hệ thống, quy trình làm việc rõ ràng, phân quyền cho đội ngũ hợp lý và giao cho nhân viên quyền chủ động.

Làm thế nào để nhân viên không bị quá tải? Làm thế nào để không xâm lấn thời gian cá nhân của nhân viên? Nhờ mục tiêu SMART, nhà quản lý giúp nhân viên thúc đẩy hiệu quả công việc với các hoạt động rõ ràng, thời gian cụ thể, tránh đi nhầm hướng.

Với nhân viên

Áp dụng mô hình SMART  trong kinh doanh giúp nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân của mình sao cho vừa phù hợp với bản thân, vừa đóng góp vào con đường chung của cả doanh nghiệp. Thông qua nhận định năng lực làm việc của chính mình, xây dựng được kế hoạch hành động, nhân viên sẽ hiểu rõ bản thân cần làm gì, làm như thế nào, quản lý thời gian ra sao để có kết quả tốt nhất.

 

Trả lời