MÔ HÌNH SWOT LÀ GÌ? VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH SWOT HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM: SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp, mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng.

Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố:
   – Strengths (Điểm mạnh): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
   – Weaknesses (Điểm yếu): Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
   – Opportunities (Cơ hội): Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
   – Threats (Thách thức): Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án, phân tích SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.

II. PHÂN TÍCH SWOT HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP

SWOT là viết tắt của Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp) sẽ thay đổi theo thời gian; cơ hội và các mối đe dọa cũng vậy.

Dù muốn hay không doanh nghiệp cũng chẳng thể thay đổi những điều này. Doanh nghiệp buộc phải thích nghi với chúng, các doanh nghiệp có thể phân tích chiến lược SWOT bất kỳ lúc nào để đánh giá thay đổi tích cực hoặc tiêu cực của môi trường kinh doanh (thường là mỗi năm ít nhất 1 lần), mô hình SWOT có thể được phân tích lúc lập kế hoạch kinh doanh để người quản lý có thể phần nào hiểu về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Mô hình SWOT

1. PHÂN TÍCH SWOT NHƯ THẾ NÀO?

  Để có kết quả phân tích khách quan nhất, cần chú ý đến các tiêu chí sau đây:
   – Thực hiện với một nhóm người có ảnh hưởng, có kiến thức kinh doanh trong doanh nghiệp và các bộ phận khác của doanh nghiệp như quản lý, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và thậm chí khách hàng để có được cái nhìn đa chiều nhất về tình hình tổng thể.
   – Một phân tích SWOT được tiến hành bằng cách vẽ 4 ô vuông đối xứng nhau, viết 4 khía cạnh của chiến lược SWOT vào, thảo luận với mọi người để xác định chính xác 4 yếu tố Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Đe dọa của doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai gần là gì.
   – Sau đó, cần phải sắp xếp lại các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên và đặc biệt quan trọng ở những dòng đầu tiên, các phần còn lại ở sau cùng.
   – Làm việc nhóm với các thành viên trong doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đa chiều hơn và cụ thể hơn khi lập chiến lược SWOT.

2. CÁC CÂU HỎI THÍCH HỢP TRONG PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SWOT

Một số câu hỏi dưới đây có thể áp dụng cho kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

   – Điểm mạnh (nội bộ, các yếu tố tích cực): Điểm mạnh là các thuộc tính tích cực, hữu hình và vô hình, nội bộ đang trong vòng kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp có tài nguyên gì, nhân sự tài giỏi ra sao, danh tiếng, tài sản, vốn, quy trình, hệ thống kỹ thuật, công nghệ, uy tín… Doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ là gì? Doanh nghiệp có thể phát triển như thế nào trong tương lai ?…

   – Điểm yếu (nội bộ, các yếu tố tiêu cực): Điểm yếu là những khía cạnh của doanh nghiệp mà làm giảm đi giá trị doanh nghiệp hoặc đặt doanh nghiệp vào thế bất lợi cạnh tranh, doanh nghiệp cần cải thiện và nâng cao các điểm yếu này để cạnh tranh với các đối thủ, những lĩnh vực cần cải tiến để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hoặc cạnh tranh với các đối thủ là gì? Doanh nghiệp đang còn thiếu những gì? (Ví dụ, chuyên môn hoặc các kỹ năng của nhân viên hoặc công nghệ…), doanh nghiệp đang gặp hạn chế gì, khó khăn về vấn đề gì?…

   – Cơ hội (bên ngoài, yếu tố tích cực): Cơ hội là những yếu tố hấp dẫn bên ngoài mà sẽ giúp cho lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát triển thịnh vượng; Chẳng hạn, những cơ hội tồn tại trên thị trường kinh doanh mà doanh nghiệp được hưởng lợi là gì? Sự thay đổi các xu hướng trên thị trường: xu hướng công nghệ; xu hướng toàn cầu; các chính sách, luật…

   – Các mối đe dọa (bên ngoài, yếu tố tiêu cực): Các mối đe dọa bao gồm các yếu tố bên ngoài ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có thể đặt chiến lược kinh doanh vào tình thế bất lợi hoặc rủi ro.

Tất nhiên, doanh nghiệp không có quyền kiểm soát các mối đe dọa, nguy cơ hoặc rủi ro, nhưng có thể có lợi bằng việc có kế hoạch dự phòng để giải quyết chúng nếu chúng xảy ra.

SWOT là gì

Tận dụng hết mọi nguồn lực của doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp chiến thắng đối thủ

và vượt qua các mối đe dọa một cách tốt nhất, một khi đã xác định rõ ràng các kết quả phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh – phát triển các chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của mình,

mục đích chính của phân tích SWOT chính là giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những tiêu cực và tận dụng tích cực để phát triển.

3. MỞ RỘNG SWOT

Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong mô hình SWOT và không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chẳng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào, sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về doanh nghiệp: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc đưa ra những chiến lược phù hợp, sau đây là 4 chiến lược căn bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:

ma trận SWOT

  • Chiến lược S – O (Điểm mạnh – Cơ hội): theo đuổi những cơ hội
    phù hợp với điểm mạnh của công ty.
  • Chiến lược W – O (Điểm yếu – Cơ hội): vượt qua điểm yếu để
    tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược S – T (Điểm mạnh – Đe dọa): xác định cách sử dụng
    lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài
    gây ra.
  • Chiến lược W- T (Điểm yếu – Đe dọa): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

Xác định được chính xác các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có một bản phân tích chiến lược SWOT hoàn hảo và áp dụng được vào thực tế cho tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, việc lập kế hoạch kinh doanh cũng trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.

by Hùng Anh (marketing)

Trả lời